Violin Concerto No.1 in G minor, Op. 26

26.4.13

Tác phẩm: Violin Concerto No.1 in G minor, Op. 26 

Tác giả: Max Bruch



Violin Concerto No.1 in G minor, Op. 26 về cơ bản, sự khác biệt về đặc điểm của những tác phẩm thời kỳ này đó là cái mà chúng ta gọi là "những xúc cảm vượt lên trên cấu trúc tác phẩm".

Trong thời kỳ Lãng mạn, nổi bật lên một số tác phẩm khác thường độc đáo về khía cạnh biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu có Franz Lizst và Niccolo Paganini. Sau đó, những nhà soạn nhạc như Tchaikovsky và Rachmaninov đã viết nên những tác phẩm với những xúc cảm sâu sắc cùng với những kỹ thuật đáng kinh ngạc.


Violin Concerto No.1 in G minor, Op. 26
Violin Concerto No.1 in G minor, Op. 26
Có một điều rằng, bất kể bạn cảm thấy thế nào về một tác phẩm, kể cả như nếu bạn "ghét" nó, tác phẩm cũng được coi là thành công - bởi sự nảy sinh cảm xúc bên trong con người bạn. Và lần này, tôi xin giới thiệu bản Violin Concerto số 1 giọng Son thứ, một món quà tuyệt đẹp tới từ Max Bruch, một mẫu mực của violin concerto lãng mạn.

Max Bruch sinh tại Cologne vào ngày mùng 6/1/1838. Trong khi cha của ông là một luật sư, thì mẹ ông được biết tới là một giảng viên âm nhạc và đồng thời là một soprano. Bruch bắt đầu học nhạc với cây đàn piano, và tài năng sớm bộc lộ của ông được minh chứng bằng giải thưởng Mozart Foundation Prize năm ông lên 14 tuổi. Từ năm 1880-1883, Bruch đảm nhận chức nhạc trưởng tại Liverpool Philharmonic Society. Sau đó ông làm nhạc trưởng cho Orchesterverein ở Breslau. Và cuối cùng, Bruch làm giáo sư tại Berlin từ năm 1891-1911. Ông mất tại Friedenau (một thị trấn gần Berlin) vào tháng 10 năm 1920, thọ 82 tuổi.

Max Bruch viết số tác phẩm dành cho violin, trong số đó nổi tiếng có bản Scottish Fantasy và Violin Concerto số 1 giọng Son thứ, Op. 26, bản concerto dành cho violin với một vẻ vẻ đẹp lộng lẫy đến lạ kỳ cùng những giai điệu làm đắm say biết bao con tim.

Điều đáng buồn là, sau khi bản concerto được trình diễn, mặc dầu Bruch tiếp tục sáng tác những tác phẩm khác nhưng không tác phẩm nào đạt được thành công như bản concerto này. Bản thân Bruch không quá quan tâm đến bản concerto thứ nhất - thay vì vậy, ông đã viết hơn hai concerto cho violin và dàn nhạc, đều ở giọng Rê thứ. Ông chắc chắn rằng bản concerto thứ hai của mình có giai điệu còn du dương hơn bản đầu tiên, những không hiểu tại sao lại không phổ biến bằng. Ngoài ra, Bruch còn sáng tác các tác phẩm khác nữa, như ba bản giao hưởng hay Kol Nidrei, một tiểu phẩm cho cello và dàn nhạc. Không may, tất cả những tác phẩm đó đều phải hứng chịu một số phận đau khổ - sự lu mờ trước bản concerto này. Vấn đề với Bruch đáng thương của chúng ta đó là ông viết tác phẩm này quá sớm, và thành quả thu được cũng quá sớm. Tất cả các tác phẩm khác của ông không bao giờ thực sự vươn tới sự tuyệt hảo như bản concerto này, và dường như mọi người đang trông chờ một thứ gì đó từ ông như ông đã làm với tác phẩm này.


Sự sắp xếp bố cục của bản concerto này khá lạ thường vào thời điểm đó. 

Chương 1 (Allegro moderato) được ghi chú là Vorspiel (Prelude). Sự ấn tượng mà nó mang lại cho thính giả giống như một hành khúc tươi sáng, đầy mềm mại, uyển chuyển, với cảm xúc xuyên suốt khắp nơi. Tác phẩm mở đầu với tiết tấu chậm rãi, và ngay sau đó phần độc tấu violin vang lên với đoạn cadenza ngắn. Những giai điệu du dương cất lên, dẫn dắt cảm xúc tới cao trào ở giữa chương, nơi âm nhạc vang lên đầy mạnh mẽ, chói sáng. Sự êm dịu dần trở lại ở cuối chương, nhẹ nhàng hướng tới chương 2 - Adagio. Chương nhạc kết thúc như cách nó bắt đầu, với hai cadenza ngắn đầy kỹ thuật, và một nốt thấp đầy nhỏ nhẹ kéo dài ở bè violin đưa ta sang chương kế tiếp.

Chương hai - Adagio thường được yêu thích bởi sự du dương quyến rũ của nó, được ví như trái tim của bản concerto. Sự phát triển chủ đề thể hiện bởi cây đàn violin, được nhấn mạnh bởi sự liên tục của một phần dàn nhạc, giữ cho chương nhạc vừa trữ tình mà cũng đầy màu sắc.

Chương ba, cũng là chương cuối cùng, được viết bằng một cảm xúc mãnh liệt, với những nốt kép đầy sáng chói của violin. Nó giống như những bước nhảy phóng khoáng với nhịp điệu đầy mạnh mẽ. Chủ đề thứ hai của chương này là một thí dụ điển hình của âm nhạc lãng mạn, một giai điệu chậm hơn, làm giảm nhịp độ chương cuối trong một khoảng thời gian ngắn, trước khi những bước nhảy trở lại với sự lôi cuốn đắm say của nó. Tốc độ và âm lượng được tăng dần, dẫn tới một cái kết bừng cháy và kết thúc với hai hợp âm ngắn.

Quả thực, bản Violin Concerto giọng Son thứ, Op.26 xứng đáng là một viên ngọc lấp lánh nằm trong vốn tiết mục của tất cả các nghệ sĩ violin, và mãi mãi gắn liền với cái tên Max Bruch.

Theo Kỳ Anh - TVN
home
 
Back to Top