Canon in D - Bản nhạc phổ biến nhất mọi thời đại

29.10.12

Canon in D - Bản nhạc phổ biến nhất mọi thời đại. Hôm qua mình có tìm hiểu về Canon in D và cũng biết thêm được nhiều thông tin thú vị. (mặc dù đã nghe và thích thú từ lâu rồi nhé)
Chia sẻ cùng mọi người luôn đây.

Bài viết sưu tầm tổng hợp, chắc lọc từ nhiều nguồn.

Bản nhạc này có tên gốc là "Canon in D Major" (Luân khúc cung Rê trưởng), do nhà soạn nhạc người Đức - Johann Pachelbel viết vào khoảng năm 1680.

Nghe bản gốc nào!




Pachelbel nổi tiếng nhưng không được biết đến nhiều như BeethovenMozart, vậy mà chỉ riêng Canon in D của ông lại đủ sức đánh bại toàn bộ sự nghiệp sáng tác âm nhạc của cả hai người này. Bằng chứng là ngay cả những người ghét nhạc cổ điển cũng có thể có cảm tình với Canon in D, còn những siêu phẩm của các nhà soạn nhạc khác thì chưa chắc đâu nhé. Ban đầu nó được viết dành cho đàn violin và bè trầm, được chơi trong các nhà thờ ở hình thức thánh ca là chính, về chuyên môn nói vậy thôi, nói nữa thì chính mình cũng chẳng hiểu gì mà.

Canon in D có sức hấp dẫn khủng khiếp nhất trong lịch sử âm nhạc cổ điển. Nếu tìm trên các trang nhạc trong hay ngoài nước thì những bản hòa âm lại của nó một cách chính thức có đến hàng trăm bản, chưa có một bản nhạc cổ điển nào trong lịch sử làm được điều này.

Canon in D được thể hiện lại ở vô số những hình thức…Từ piano, violin, classical guitar, guitar điện, harp, flute, xylophone…thậm chí những nhạc cụ truyền thống của các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc v.v…Nó được sử dụng trong tất cả các thể loại từ thánh ca, giao hưởng, Pop, Rock, Acappella, Beatbox, Hip-hop, Dance…

Giới thiệu 1 vài phiên bản nè.

Bản Violin mình rất thích, cũng bởi thông điệp và nó mang lại.

Cô gái tật nguyền và ý chí vươn lên số phận cùng hình ảnh thoác xác tung bay cánh bướm cuối Clip đã để lại ấn tượng lớn trong lòng người xem.


CANON ROCK-SỰ KẾT HỢP TUYỆT VỜI


By Jerry C





By FunTwo




Jerry C là ai? Một cây đàn ghita, một cái máy vi tính, sinh viên Đài Loan này đã làm bùng nổ một thế giới yấu nhac rock.

Vào một buối sáng mùa thu, trước giờ đi học vài phút, Jerry C sáng tác thâu đêm và vẫn chưa kịp ngủ đã bật webcam lấn, đàn lên bài hát canon rock làm nổi lên làn sóng rock toàn cầu. Cho đến nay số lần click vào nghe bài hát của cư dân mạng đã lấn tới con số hàng chục triệu người, những người yêu nhạc khắp nơi trên thế giới từ nước Anh, Nhật đã đổ xô về nghe và bình luận trấn đó, thậm chí có người khiêu chiến thách thức chơi rock với anh, và có  hàng triệu người trên thế giới hâm mộ đã lập fan clubs cho anh, rất nhiều nhà phân tích âm nhạc quốc tế đã thốt lên ngạc nhiên và mệnh danh anh là một truyền kì âm nhạc thời nay, những người dân châu á nói anh là niềm vinh quang của người họ, anh ta chính là " Jerry C"

Trên diễn đàn quốc tiếp tục cơn sốt mang tên anh, nước hàn quốc đã nhanh chân nhận xuất bản đĩa đơn bài hát canon rock của Jerry C, tất cả đã dấy lên làn sóng hâm mộ và chý ý của công chúng, Jerry C ko những đc mời sang nhật bản để tham gia một chương trình do google tổ chức "youtube live tokyo" cũng là khách mời đặt biệt của nhạc sĩ Paul Gilbert, bài hát Canon Rock đã đc hãng xe Hàn Quốc kia chọn là bài hát chính cho quảng cáo xe hơi của họ. ở Hàn Quốc đã dấy lên cơn gió mang tên Jerry C, và anh đã trở thành anh hùng ghita rock thời nay.

CÂU CHUYỆN BẢN CANON ROCK


Một ngày nọ, trong cái Offline Y!M tự dưng xuất hiện cái link tới Youtube . Click vào thì thấy ngay một thằng "củ chuối" tự xưng là "Tài năng bí mật" ngồi trong phòng riêng, tay cầm guitar, đầu đội mũ sụp phủ cả mặt, ánh nắng thì chói chang, mờ ảo... Suy nghĩ đầu tiên là nghĩ đến mấy cái clip của bọn Al-Qu'eda ngày xưa cũng kiểu kiểu thế này . Thế nhưng, khi tiếng guitar nổi lên, mọi suy nghĩ tan biến. Hắn chơi bản Canon (lúc đấy chưa bít, chỉ thấy hay hay thì nghe thôi ), chuyển thể cho Rock bằng một kĩ thuật cực kì điêu luyện. Tiết tấu cực kì sôi nổi, cuốn hút nhưng trông hắn vẫn rất bình thản, thậm chí không hề lắc lư tí nào. Nghe xong, mình lỡ tay tắt phụt mất , sau đó cũng không buồn tìm lại nữa.


Cách đó mấy ngày, đang ngủ thì thấy tiếng chuông máy bà chị cùng nhà kêu inh ỏi, đúng y xì cái bản kia. Thế là lại trỗi dậy ham muốn nghe lại! Lên youtube search một phát mới biết, có nhiều câu chuyện cho bản nhạc này!


1> Canon Rock:


Bản nhạc gốc Canon cung Rê trưởng của nhạc sĩ cổ điển người Đức Johann Pachellben từ cuối thế kỷ 17, được một thanh niên Đài Loan với nickname Jerry C chuyển thể về cho nhạc rock dưới cái tên Canon Rock. Trong giới chơi guitar tốc độ cao, nếu chỉ có bản ghi âm, thì chưa đủ, mà phải cho mọi người nhìn thấy kỹ thuật của ngón tay thì họ mới tin. Thế nên Chang mới quyết định ngồi một mình trong phòng, trước camera, bật nhạc nền lên và chơi bản guitar tuyệt vời của mình:

Không lâu sau khi Jerry đưa bản video của mình lên Internet, anh nhận được rất nhiều lời khen ngợi, ngưỡng mộ và đề nghị xin bản nhạc để tập, trong số đó có Funtwo - thằng “củ chuối” mình nói ở trên kia. Một thời gian sau, đến lượt Funtwo tung lên mạng bản nhạc do chính mình chơi, lúc này, cả thế giới mới thực sự bị sửng sốt bởi bản Rock này và “tài năng bí mật” kia. Ngón đàn của Funtwo trong video ấy còn điêu luyện hơn cả kỹ thuật chơi đàn của chính soạn giả Jerry C. Funtwo trở thành 1 nghệ sĩ ẩn danh nổi tiếng khắp thế giới âm nhạc chỉ bằng đoạn video clip ấy. Danh tiếng của Funtwo khiến nhiếu kẻ bắt chước xuất hiện. Nhiều người copy cả khung cảnh gốc: họ cũng ngồi trên giường trong những căn phòng ngủ mà nhìn qua có thể đoán được họ vẫn còn đang sống với cha mẹ . Họ không chú ý đến việc ngụy trang chiếc máy tính. Và họ nhìn xuống, giấu mình sau những chiếc mũ hoặc những lọn tóc lớn - giống như Funtwo . Một số kẻ còn đi xa hơn thế. Một guitarist người Malaysia tự nhận là Funtwo đã thiết lập 1 trang trên MySpace, rồi lại phải đóng nó lại. Và vừa rồi, ở Washington, 1 cậu bé chơi piano cổ điển 12 tuổi tên là Alfonso Candra đã chơi Canon rock trước 1 đám người ở Đại sứ quán Indonesia. Cậu ta cũng tuyên bố mình là tay guitar trong đoạn video nổi tiếng.

Không ai biết "Funtwo tài năng" thực sự là ai!

2> Funtwo - Tài năng bí mật


Bằng cách theo dõi các đầu mối trên bản tin của Jerry C và rất nhiều video clip có bản Canon rock, nhà báo Virginia Hefferman của tờ The New York times, đã lần ra tông tích của Funtwo.

Đó là Jeong-Hyun Lim, 1 chàng trai 23 tuổi người Hàn Quốc hiện đang sống ở Seoul. Lim thường nghe ngấu nghiến nhạc của Bach và Vivaldi. Năm 2000, Lim tham gia 1 lớp học guitar trong khoảng 1 tháng, sau đó tự học trong suốt 6 năm qua.

“Lần đầu tiên khi tôi xem đoạn video Canon của JerryC, tôi rất kinh ngạc, và nghĩ rằng mình có thể chơi bản nhạc đó”, Lim viết. “Vì thế tôi tự mình luyện tập bằng cách sử dụng bài soạn và hoà âm nhạc đệm từ trang web của Jerry”.



Vào ngày 23/10/2005, Lim upload đoạn video của mình tới 1 trang âm nhạc Hàn Quốc tên là Mule. Từ đó 1 fan có nick là guitar90 đã copy đoạn video này và đưa lên trang youTube với dòng giới thiệu: “This guy is great”. Đoạn video ấy ngay từ khi xuất hiện ở YouTube đã làm những người cuồng tín guitar bàng hoàng. Các kỹ thuật độc tấu guitar theo phong cách tân cổ điển (neoclassical rock) đã không còn được chuộng trong âm nhạc phổ thông thế giới vì đòi hỏi quá nhiều về tính điêu luyện của ngòn đàn đến mức nhiều người nghe kết luận rằng đó là lối chơi nhạc vô hồn, thiếu xúc cảm của những người máy.

Funtwo với Canon rock đã thành cơn bão trên Internet đập tan tành cái định kiến đó.

Lý do mà Lim cố tình giấu mặt mình trong đoạn video là “Để nghe những lời nhận xét, góp ý của người khác về cách chơi của tôi. Tôi nghĩ kỹ thuật chơi đàn quan trọng hơn là hình thức. Vì thế tôi muốn những người khác tập trung vào ngón tay của tôi và âm nhạc”.

Bản Flute (sáo)


Nghe bài này thấy tâm hồn thật thanh thản như kiểu đứng giữa 1 cánh đồng rộng lớn và mát mẻ vậy.





Bản OST của My sassy girl



Bản Piano:

Có bài của ông Pepe Romero đánh hay hơn nhưng mình ko tìm được nên post bài này




Canon In D. Bạn có thể nghe thấy nó ở rất nhiều nơi như nhà thờ, trong các lễ cưới, các buổi tập nhạc của những người mới đến với nhạc cổ điển, trên các chương trình truyền hình, những chiếc hộp nhạc dễ thương và tất nhiên là cả các CD tuyển chọn những bản nhạc hay nhất mọi thời đại rồi…rất rất nhiều, dễ hiểu thôi vì giai điệu của nó quá tuyệt vời mà.

Chắc các bạn chưa biết điều này: những ca khúc, những bộ phim, những đoạn video quảng cáo, game, music box…hoặc có sử dụng nhạc nền hoặc lấy cảm hứng từ Canon in D thì lên tới hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu triệu phiên bản…

Mỗi lần thưởng thức Canon in D thì luôn có một cảm giác hết sức bay bổng, thư thái và dễ chịu…Đó là điều kì diệu “bẩm sinh” của Canon in D.

Mỗi khi buồn, mệt mỏi và cô đơn mình cũng chỉ biết tìm đến giai điệu du dương, mềm mại của nó để có thể hòa mình vào một không gian thật nhẹ nhàng, êm ả, đầy sâu lắng...

Mặc dù có tiết tấu không thật sôi động nhưng nó sẽ luôn phát huy tác dụng như một liệu pháp âm nhạc mỗi khi bạn mệt mỏi vậy. Bất kể lúc vui hay buồn, khi bạn thưởng thức Canon in D cũng không bao giờ khiến bạn cảm thấy buồn hơn đâu, ngược lại bạn sẽ có những suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống vốn rất nhiều phiền muộn này đấy.

Khi bạn vui, bạn sẽ thấy Canon in D vẽ ra cho bạn một bức tranh của một cuộc sống tuyệt đẹp, thật vui tươi giống như bạn đang được tung tăng nô đùa cùng những người mà bạn yêu quý trên một khoảng không gian thoáng đãng, và nó thật sự dịu ngọt như chính tình yêu vậy, nó sẽ khiến bạn cảm thấy vui hơn nữa đấy.

Còn khi bạn buồn cũng hãy đến với Canon in D để bạn tìm lại được những giá trị đã mất, bạn sẽ thấy một sự yên bình, thanh thản đến kì lạ. Nhẹ nhàng như một cơn gió, êm ái như một cánh hoa, một cảnh tượng thật đẹp, như thể bạn đang nằm ngả lưng giữa một cánh đồng đầy cỏ xanh mơn mởn và những bông hoa thơm ngát vậy. Tất nhiên nó không thể trực tiếp làm cho bạn hết buồn được nhưng mình tin khi nghe bản nhạc này bạn sẽ biết phải làm gì đó cho bản thân mình khá hơn. Mình đôi khi cũng dựa vào nó để tự an ủi mình mà, và mình đã tin tưởng hơn vào ngày mai nên mình nghĩ nó cũng có kết quả đấy.

Đôi khi nghe bản nhạc này khiến mình nổi da gà, nói thật đấy, cũng không rõ vì sao. Có lẽ là nó quá cảm xúc. Thế giới đã dành không biết bao nhiêu mỹ từ cho bản nhạc mà đã ra đời cách đây hơn 3 thế kỉ này. Có người nói Canon in D là “dòng suối mát cho tâm hồn”, mình cũng nghĩ vậy nhưng mình cũng có cảm nhận riêng về nó, mình nghĩ nó là “giai điệu của tình yêu và hạnh phúc”. 

Sẽ là rất lạ nếu một lần nghe qua Canon in D mà bạn không ấn tượng với nó…Nhưng sẽ rất bình thường nếu bạn cảm thấy yêu thích nó, thấy nhớ nó, không bao giờ quên được nó…

Cám ơn Pachelbel, nhờ ông mà nhân loại có thể tiếp cận được (một cách dễ dàng) với đỉnh cao của âm nhạc cổ điển. Bởi vì nó không rườm rà, không rắc rối, không khó hiểu như những bản giao hưởng khác. Chắc sau này có nhạc sĩ thiên tài nào nữa xuất hiện thì cũng không thể viết ra được bản nhạc nào sánh được với nó đâu. Vượt qua được Canon in D là một điều dường như bất khả thi khi mà nó đã được xác định là bản nhạc hay nhất thế giới mọi thời đại. Về Canon in D có rất nhiều điều để nói, nhưng tóm gọn lại thì có thể miêu tả nó như sau: một đại kiệt tác âm nhạc siêu ngọt ngào, siêu lãng mạn, siêu cảm xúc…quá tuyệt vời! (Nhưng để đến với nó thì sẽ thuận lợi hơn nếu bạn là người hướng nội và sâu sắc một chút, hoặc hay gặp chuyện buồn bực như mình này, nói chung hợp với người già hơn, không lại bảo mình ca ngợi nó thái quá.)

...Một ngày mưa, ngắm mưa bên cửa sổ, mở bản nhạc này với âm thanh khe khẽ, thưởng thức, biết đâu bạn cũng sẽ nổi da gà như mình đấy.

Khoai Tây Nhóc
home
 
Back to Top